Bệnh phân trắng giải pháp phòng và trị bệnh

26-09-2023

   Bệnh phân trắng là loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm chân trắng. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn 40 đến 70 ngày tuổi và có liên quan mật thiết đến việc quản lý môi trường ao nuôi. Bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn ở những ao nuôi cho ăn dư thừa, hàm lượng độc tố H2S, NH3  cao và thời tiết nắng nóng. Nhiều lúc phân trắng xuất hiện riêng lẻ ở từng ao nhưng cũng có khi phân trắng bùng phát thành dịch bệnh và lây lan ở cả 1 vùng nuôi.

    Nguyên nhân gây bệnh: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ quả phân trắng đó là do ký sinh trùng GREGARINE ký sinh trong ruột tôm , do vi khuẩn nhóm vibrio, do độc tố có trong  các loài tảo độc, do độc tố nấm mốc trong thức ăn,  hoặc thậm chí là độc tố của khí độc NH3, H2S,…. Tuy nhiên nhìn chung, ở các ao nuôi có tôm bị bệnh phân trắng đều có chung một yếu tố là hệ thống cung cấp oxy không đạt yêu cầu. Các ao nuôi luôn đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan > 4ppm hầu như không xảy ra bệnh phân trắng.

Cho dù các điều kiện tiên phát dẫn đến bệnh phân trắng là gì đi nữa thì nguyên nhân chính nhất vẫn là do vi khuẩn. Phân lập vi khuẩn trong đường ruột tôm bị bệnh cho thấy luôn có một lượng lớn vi khuẩn vibrio tồn tại trong huyết tương, các chủng phát hiện bao gồm: V.vulnificus, V.fluvialis, V.parahaemmolycicus, V.alginolyticus, V.damseles, V.minicus và V.cholera với tỷ lệ phần trăm theo trình tự 80%, 44%, 28%, 20%, 18%, 8% và 6% (Nguồn: Dr Chalor Limsuwan)

Người nuôi quan sát thấy dấu hiệu phân trắng sớm khi tôm bắt đầu giảm ăn. Những con tôm bệnh trở nên đen (sậm màu) hơn bình thường, cá biệt sẽ có những con tôm không có thức ăn trong ruột ( Điều này trái ngược hoàn toàn với việc tôm thẻ chân trắng khỏe mạnh và luôn có thức ăn trong ruột). Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan tụy và ruột tôm sẽ có màu trắng. Sau một thời gian, những con tôm bệnh bị ốp, vỏ mềm, lờ đờ chết. Thông thường khi tôm bị bệnh phân trắng thì người nuôi tôm thường thu hoạch sớm và mất mùa so với mục tiêu dự kiến ban đầu. Hầu hết những con tôm kích thước lớn đều chết trước và những con nhỏ hơn thì vẫn tồn tại nhưng sau đó chúng sẽ chết dần, mặt khác số tôm còn lại thì mềm óp và tụt trọng lượng. Hệ số thức ăn cao hơn bình thường và sản lượng thu hoạch thấp.

LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG BỆNH PHÂN TRẮNG


1.     Ao nuôi cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thả giống. Đối với ao đất, toàn bộ chất cặn bã, bùn phải được loại bỏ hoàn toàn. Nước cấp vào ao nuôi cần phải được xử lý hóa chất để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh (Nguồn: Dr Chalor Limsuwan)

2.     Không cho tôm ăn dư thừa. Lượng thức ăn ngày đầu tiên thả giống chỉ nên khoảng 2 kg/100.000 con và sau 30 ngày thả nuôi, lượng thức ăn không được vượt quá 200 kg/100.000 con. Người nuôi cần phải ước lượng được tỷ lệ sống và tính toán lượng thức ăn dựa trên phần trăm trọng lượng trung bình của tôm (Nguồn: Dr Chalor Limsuwan)

3.     Kiểm soát vibrio, các loại khí độc trong giới hạn cho phép bằng cách định kỳ siphon làm sạch đáy ao,  bổ sung TL-METHY AE (Liều phòng: 3-5 gram/kg thức ăn ngày 2 lần) và định kỳ dùng chế phẩm vi sinh BACILUS SP với TL-CLEARICH để khống chế mật độ tảo giảm khí độc.


LÀM GÌ KHI TÔM ĐÃ BỊ BỆNH PHÂN TRẮNG


PHÁC ĐỒ 1: Dùng trong trường hợp  phát hiện tôm mới có dấu hiệu phân trắng và mật độ nuôi thưa 

  Thì biện pháp đơn giản sau đây có thể giải quyết nhanh chóng vấn đề với chi phí thấp:

Lập tức ngừng cho ăn, mở hết quạt nước tăng cường oxy hoà tan nhiều nhất có thể, thay nước sạch đã qua xử lý khoảng 30-50% (chú ý thay chậm để tránh làm sốc tôm), sau đó đánh Zeo hạt dằn đáy đối với ao đất không siphon hoặc đánh zeo bột cho lắng nước và siphon sạch sẽ.

Sau 2- 3 ngày bắt đầu cho tôm ăn trở lại với lượng chỉ bằng 50%, mặt khác trộn thêm TL-METHY AE  liều 8 gram/kg thức ăn , ngày 2 lần đảm bảo sau khoảng 5 ngày thì tôm ổn định trở lại.


PHÁC ĐỒ 2: Dùng trong trường hợp phát hiện trể và phân trắng đã nỗi lên nhiều 


BƯỚC 1: XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

Tiến hành xử lý môi trường giống như phác đồ 1. Sau đó đánh TL-GLUTA 500 nhằm diệt khuẩn với liều lượng 1 lít/3000 m3 nước. Sau khi diệt khuẩn 1 ngày tiến hành thay nước lần 2. Và khoảng 2 ngày sau khi diệt khuẩn tiến hành cấy vi sinh theo hướng dẫn


TL- CLEARICH

500 gr/ 2.000 m3 nước

 

BACILUS SP

500 gr/ 3.000 m3 nước

 

Khoảng 3 ngày sau cấy vi sinh thì tiến hành cho ăn trở lại với lượng 50% lượng thức ăn bình thường


BƯỚC 2: CHO ĂN ĐIỀU TRỊ BỆNH (QUAN TRỌNG)

     Trộn TL-METHY AE với liều 10 gram/ kg thức ăn, cho ăn ngày 02 cữ và cho ăn liên tục 04 đến 05 ngày. (Trường hợp phân trắng kết hợp sưng gan hay vàng gan thì trọn kèm GOOD ANTI 10gram/kg), thông thường thì khoảng 5-7 ngày là triệu chứng đã giảm.

Ghi chú: Với bệnh phân trắng nói riêng và bệnh phân trắng kết hợp yếu gan nói chung thì có rất nhiều tác nhân gây bệnh do đó biện pháp điều trị tối ưu là tổng hợp nhằm loại trừ các yếu tố gây bệnh, tất cả các bước là đều rất quan trọng và cần phải thực hiện đồng bộ không bỏ qua bất cứ bước nào. Tất cả các bước đều cần sự quyết liệt xử lý triệt để mạnh tay có như vậy thì mới hiệu quả.

 

Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty TNHH thương mại dịch vụ Trí Lam

Hotline: 096 686 7123