BỆNH CHẬM LỚN DO VI BÀO TỬ TRÙNG (Enterocytozoon hepatopenaei)

26-09-2023


NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ EHP VÀ DẤU HIỆU LÂM SÀNG

          Bệnh vi bào tử trùng  (Microsporidian) do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) thuộc họ Enterocytozoonidae gây ra hay còn gọi là bệnh chậm lớn. Bệnh xuất hiện nhiều nước có ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển như: Trung Quốc, Thái Lan,  Malaysia, Indonesia, Ấn độ…. Ở Việt Nam, bệnh vi bào tử trùng xuất hiện từ năm 2015. Và hiện nay là bài toán nan giải của nhành công nghiệp nuôi tôm nước nhà, bệnh đã gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho các hộ nuôi.

EHP ký sinh trong gan, tụy tôm và nhân lên bên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy. EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác. Hậu quả là tôm chậm lớn, giảm sức đề kháng dẫn tới nguy cơ tôm bị nhiễm thứ phát các tác nhân gây bệnh khác và làm chết tôm. Ngoài ra, tôm nhiễm EHP có thể tăng tính mẫn cảm với một số bệnh  như: Đốm trắng (WSD), hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND),... dẫn đến tỉ lệ chết có thể lên đến 100% trong khoảng thời gian ngắn.

 


Hình 1. Bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei  dưới kính hiển vi điện tử

Các loài tôm bị bệnh bao gồm tôm sú , tôm thẻ chân trắng , tôm he ở tất cả các giai đoạn (giống, thương phẩm).

Bệnh do EHP có tốc độ lây lan nhanh theo đường truyền dọc và truyền
ngang. Tôm mẹ truyền qua cho tôm con , EHP tồn tại trong trứng của tôm mẹ và nở ra tôm con bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó tôm còn bị bệnh do môi trường có mầm bệnh hoặc do ăn thức ăn tươi sống có mầm bệnh. EHP trong môi trường nuôi bám vào vỏ tôm trong quá trình lột xác để xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.  Tôm ăn thức ăn tươi sống hoặc sinh vật trong ao nuôi bị nhiễm EHP như: các loài giun đất, giun nhiều tơ (dời), động vật hai mảnh vỏ (ngao, sò, hàu...) và Artemia...hoặc thậm chí là các mảnh vụn hữu cơ và xác của các con tôm bị bệnh chết

Về triệu chứng bệnh tích: Tôm nhiễm EHP thường có kích cỡ không đồng đều sau khoảng 25 ngày thả nuôi. Tăng trưởng của tôm chỉ đạt từ 10 - 40% so với tôm ở các ao không nhiễm bệnh, khi tôm bị nhiễm EHP nặng thì thường phát hiện phân nát, lỏng và nặng hơn là dấu hiệu trống đường ruột. Ngoài ra khi đem các mẫu tôm bị bệnh phân trắng đi kiểm tra thì thấy 1 lượng lớn các mẫu cũng đã nhiễm EHP trong đó. Có nghĩa là EHP cũng có thể là một trong các tác nhân gây ra bệnh phân trắng


Hình 2. Tôm nhiễm EHP có kích cỡ không đều

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ EHP

·       Phòng bệnh EHP

Ký sinh trùng nội bào EHP được bảo vệ bởi lớp vách tế bào rất dày cho nên khó bị tiêu diệt bởi các các biện pháp diệt khuẩn bằng hoá chất. Cho đến nay thế giới vẫn chưa có thuốc đặc tri và việc điều trị vẫn chủ yếu là dùng kháng sinh tuy nhiên vẫn chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy việc phòng, chống bệnh do EHP chủ yếu dựa vào việc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật trong quản lý ao nuôi như quản lý con giống, thức ăn, môi trường nuôi, quy trình nuôi,... Việc thực hiện đầy đủ, liên tục các yêu cầu an toàn sinh học là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Ghi nhận tại một số khách hàng thì việc kết hợp các biện pháp vệ sinh phòng bệnh tổng hợp cộng thêm sữ dụng sản phẩm TL- METHY AE của công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Trí Lam vào 2 bữa chính trong ngày đã hạn chế phát hiện ao tôm bị nhiễm EHP

·       Trị bệnh EHP:

  Khi tôm đã bị EHP nếu triệu chứng bị nặng và tôm xuất hiện bệnh khi còn nhỏ chưa thể thu hoạch thì có lẽ xả bỏ để vệ sinh lại cẩn thận cho vụ mới là giải pháp nên được cân nhắc bởi có thể làm chủ ao hạn chế phải thiệt hại thêm. Còn trường hợp tôm đã lớn và gần đến thời điểm thu hoạch thì có thể áp dụng phác đồ điều trị EHP của công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Trí Lam, phác đồ như sau:

- Nhanh chóng cắt giảm thức ăn, nhanh chóng làm sạch môi trường ao nuôi bằng cách dùng zeo bột đánh vào nước, sau đó siphon và cấp nước mới là nước mặt đã qua xử lý vôi nóng và diệt khuẩn bằng chlorin 30 ppm hoặc TL-GLUTA 500 (liều lượng 1 lít/2500m3) làm liên tục cho đến khi nguồn nước theo cảm quan sạch sẽ, làm như vậy sẽ làm giảm mật độ EHP trong nước làm giảm áp lực và độc tố EHP.

- Tiếp theo diệt khuẩn  nước trực tiếp trong ao bằng TL-GLUTA 500 với liều 1 lít/3000m3 và cấy vi sinh Bacilus SP với liều 1 gói 50gr cho 2500m3 nước

   - Điều trị bệnh bằng kháng sinh TL-DOXY 20 trộn vào thức ăn với liều 5 gram/kg thức ăn/cử   kết hợp TL-METHY AE 5gram/kg thức ăn/cử. Cả 2 thuốc này trộn chung và chỉ nên cho tôm ăn 2 cử trên ngày, (cho ăn từ 7-10 ngày thì bắt đầu cắt TL-DOXY 20 và chỉ cho ăn mình TL-METHY AE nhằm cải thiện hệ tiêu hoá giúp tôm tiêu hoá tốt thức ăn, đào thải độc tố và bảo tử EHP và tăng sức đề kháng cho tôm cải thiện đẩy nhanh quá trình hồi phục trong quá trình điều trị bệnh.

                               Theo tài liệu của phòng kỹ thuật công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Trí Lam