CÔNG NGHỆ “BIOFLOC” TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

30-09-2023


1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ

 + Công nghệ biofloc được biết đến từ đầu những năm 1940 và chủ yếu dược sữ dụng để xử lý nước thải. Mãi đầu thập niên 90 TS. Robin McIntosh đã tình cờ phát hiện sự hình thành của biofloc một số ao nuôi không thay nước vào cuối vụ tại Bielize ở Nam Mỹ và từ đây đã có nhiều cuộc nghiên cứu để ứng dụng đưa công nghệ biofloc vào hoạt động nuôi tôm.
 + Tại Việt Nam công nghệ biofloc lần đầu được dự án CARD VIE062/04 (do Aus AID và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tài trợ) đưa vào nghiên cứu ứng dụng trong ương nuôi cá biển từ năm 20026
+  Năm 2012 PGS.TS Hoàng Tùng và nhóm nghiên cứu về công nghệ biofloc tại khoa Công Nghệ Sinh Học, trường Đại Học Quốc Tế-DHQG TPHCM kết hợp cùng một số nhà khoa học khác đã dịch và giới thiệu tài liệu “thực hành công nghệ biofloc” do GS.Yoram Avnimelech chủ biên. Đến những năm 2016 công nghệ biofloc tiếp tục được một số doanh nghiệp và cá nhân tại Viẹt Nam theo đuổi và phát triển, tuy nhiên do độ phức tạp của công nghệ, dộ khó trong vận hành cũng như những hiểu biết chưa đầy đủ về bản chất công nghệ, sự hiện diện và “ăn theo”xu thế cong nghệ của một số chế phẩm vi sinh đã làm cho công nghệ biofloc mất đi tính hiệu quả ưu việt và bị nghi ngờ về tính hiệu quả.

2.    CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ TỒN TẠI CỦA BIOFLOC

       Biofloc là gì?

           Là phức hợp của nhiều thành phần gồm vi khuẩn dị dưỡng, tảo, mùn bả hữu cơ, động vật phù du, giun tròn,…kết dính lại với nhau thành những hạt lơ lững trong nước.

       Tại sao biofloc khó hình thành trong ao nuôi tôm

         - Vi khuẩn dị dưỡng thường hiện diện trong môi trường nuôi tôm (có nhiều trong đất). Tuy nhiên chúng khó phát triển hoặc chiếm ưu thế vì hàm lượng các hợp chất nitrogen có trong ước thường cao hơn gấp nhiều lần so với hàm lượng carbon hữu cơ. Để có thể phát triển được, vi khuẩn dị dưỡng cần nhiều carbon hữu cơ hơn là nitrogen. Tỷ lệ dược coi là phù hợp nhất là C:N=4:1

         - Các điều kiện khác như hàm lượng oxy hoà tan cao, mức độ khuấy đảo liên tục không được đảm bảo, thay nước quá nhiều làm giảm mật độ biofloc, độ kiềm và độ mặn thấp,…

       Các dấu hiệu cho thấy biofloc đã hình thành

        - Màu nước chuyển sang màu khaki

        - Trong nước xuất hiện các hạt biofloc lơ lững, kích thước cực đại có thể 1-2mm. Mật độ biofloc nằm ở mức 3-20mL/lít

        - Độ pH dần ổ định ở mức 7,2-7,8 và không biến động nhiều trong ngày


3.    CÁC LỢI ÍCH CỦA BIOFLOC MANG LẠI

+ Hạn chế rủi ro về dịch bệnh nhất là các bệnh do vi khuẩn nhóm vibrio gây ra

+ Thích hợp với những vùng nuôi bị hạn chế về lượng nước thay hoặc đã bị nhiễm mầm bệnh cần hạn chế lượng trao đổi nước với môi trường bên ngoài.

+ Tạo nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, có yếu tố kích thích tăng trưởng cho tôm ở giai đoạn nhỏ, nhờ đó cải thiện tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi(khoảng 20%), giảm chi phí thức ăn (10-15%), gia tăng lợi nhuận

+ Chuyển hoá nhanh các chất thải hữu cơ và NH3/NH4+ có trong môi trường thành sinh khối của vi khuẩn. Tạo điều kiện để vi khuẩn nitrat hoá phát triển (chuyển hoá NH3 thành NO2- rồi NO3-). Nhờ đó làm sạch nước và ngăn ngừa sự hình thành hoặc tích luỹ quá mức của các chất độc như NO2- hoặc H2S

+ Vi khuẩn dị dưỡng chiếm ưu thế sẽ giúp ức chế sự phát triển của các nhóm vi sinh vật gây bệnh. Một số vi khuẩn dị dưỡng còn có khả năng tổng hợp và tiết ra các chất có thể diệt hoặc ức chế vi sinh vật gây bệnh.

+ Sản xuất nên sản phẩm sạch, không tồn dư kháng sinh, hoá chất góp phần bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng

+ Sử dụng hiệu quả hơn nguồn nước và tài nguyên có liên quan cũng như có thể gia tăng năng suất dẫn đến làm giảm giá thành nếu như biết vận dụng biofloc một cách hiệu quả.

  Tóm lại biofloc là một công nghệ nuôi tôm tân tiến và hiện đại, là một công nghệ khó và đòi hỏi người vận hành phải hiểu rỏ về công nghệ cũng như mức độ đầu tư cao, mặt khác các nguyên liệu để sung nhằm kích thích và duy trì mật độ hạt biofloc phải là những nguyên liệu chất lượng thực sự. Vì những lý do đó cho nên khó áp dụng công nghệ khó đại trà. Nhưng không thể phủ nhận những lợi ích mà công nghệ đã mang lại, việc áp dụng thành công sẽ mang lại những lợi ích tối đa, sẽ nâng cao năng suất nuôi và đặc biệt tảoa những sản phẩm sạch đáp ứng tiêu dùng, xuất khẩu và góp phần đưa nghề nuôi tôm vượt qua những thách thức để phát triển bền vững.

     Theo ban kỹ thuật công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Trí Lam. Hotline: 096 686 7123